Trang Chủ Tài xỉu go88 go88.vin app go88 go88 com
Vị Trí:Go 88 nét > go88 >
Tin Tức
Tin Liên Quan
go88

Làn gió ban mai trong veo, biếc thơm của một 'dung nhan thơ'

Cập Nhật:2024-12-20 14:24    Lượt Xem:164

Làn gió ban mai trong veo, biếc thơm của một 'dung nhan thơ'

go88 com

Với Vũ Trần Anh Thư, người phụ nữ quá nửa đời gắn bó với những phép toán dày đặc chữ số, thời sinh viên trôi qua dưới giảng đường Đại học Tài chính - Kế toán thì làm thơ là cách để cân bằng tâm trạng sau những khốc liệt thương trường chăng? Thơ không phải là đặc quyền cho bất kỳ ai. Bởi đó là phép biến ảnh, thơ chỉ bật ra khi tâm hồn không đủ sức dung chứa cảm xúc mãnh liệt.

Ban mai anh 1

Anh Thư là người đàn bà viên mãn vì thơ chị ánh lên màu hạnh phúc, nhẹ nhõm.

Ban mai thơm mắt nắng (NXB Hội Nhà văn - 2024) - tập thơ thứ 2 của Vũ Trần Anh Thư như đẹp hơn dưới nét cọ bay bổng và gợi cảm của họa sĩ thiết kế Trần Thắng. Nó trong ngần như ban mai kết từ mắt đêm dịu dàng.

Tập thơ gồm 5 phần: Đường link ban mai -đường dẫn tâm hồn qua những miền xôn xao đầy nhớ; Gương mặt trăng càng xa càng nhớ - nét đêm huyền mơ; Tiếng mưa gợi về tiềm thức xa xôi - vết thời gian ngày cũ; Có thể nào cách ly cảm xúc - Tình yêu mạnh hơn cái chết; Lỡ một ngày vì yêu ngộp thở - Những lặng ngẫm sau xôn xao cuộc tận dâng. Mỗi phần là mỗi gương mặt ban mai, dù cảm thức vọt trào từ bất kể thời gian nào, tôi vẫn thấy ánh lên từ thơ chị màu ban mai xanh ươm.

Thường thơ phải khổ đau, khắc khoải, mất mát hay trống rỗng, nghiêng ngả đất trời. Thơ Thư ra khỏi định nghĩa ấy, nó xác thực một sự tròn trịa, viên mãn ở người đàn bà thành công trong sự nghiệp và gia đình. Thường nghệ thuật để diễn tả cái chênh vênh, thân phận. Hay những xó tối Thư đã xóa dấu vết, để ánh sáng cứ ửng lên trên màu chữ? Đó là một lạ lẫm. Rất hiếm những vần thơ đàn bà không nước mắt như Thư. Thơ Thư đầy đặn như hạnh phúc.

“Nàng mọc lên từ ngực cỏ

An nhiên xanh biếc ánh cười

Gương hồ xanh làn sóng tóc

Thảo nguyên xanh gió bờ vai

Dụ mùa về xanh môi mắt”

Rồi xanh thao thức dòng trôi như Một phác thảo dịu êm. Xuân Diệu đã từng viết những vần khao khát “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” thì ở chị lại một Giêng hai mà sóng sông như vồng ngực căng ứa, để mỗi trái tim muốn thỏa những mê tìm.

“Bung khuy áo sông Hồng gió xuân ngời ngợi

Cúc chi xỏa vai châu thổ

Nụ cười em rạng rỡ hoa đào

Anh nghe tình trổ nhánh”

Thư lưu dấu chân xanh nơi những miền đất lạ để rồi khi bước qua là nỗi nhớ dội lên niềm thương mến vơi đầy. Người thơ đi qua, nỗi niềm ở lại. Vì thế, bức địa đồ văn hóa của Thư dày lên lớp lớp. Nào cổng trời Quản Bạ, cao nguyên Mộc Châu, núi rừng Tây Bắc, hoàng hôn Grand Canyon, tàu Titanic ở Las Vegas, sông Hương, câu hò Huế, mưa Tuy Hòa, núi Nhạn, Á Gà Ca Dao Trước Tip_ Khám Phá Vẻ Đẹp Văn Hóa Qua Những Lời Ca Dao Dân Gian chân trần trên đảo Hòn Dấu, Go88 Tài Xu – Khám Phá Thế Giới Cá Cược Đặc Sắc và Hấp Dẫn mơ màng Bắc Sơn… Nhưng dù đi đâu Thư vẫn thương quá bóng làng. Người thơ dẫu ở thời đại nào cũng luôn mang mang niềm hương quan. Cổng làng - đường về quê, 79 năm tài năng_ Hành trình vươn lên và khẳng định bản sắc dẫu bao năm giữa kinh kỳ thì những mùa rơm rạ vẫn sực lên mùi nồng hoai xứ sở:

“Chiếc cầu nhún nhảy dòng kênh rợp mát tre xanh

Đàn bò an nhiên khói lam chiều vẽ lối”

50 bài thơ ở phần Đường link ban mai là 50 đóa hoa ánh sáng. Mà mỗi ban mai bừng lên, làn hương rạng rỡ dẫn Thư đến với một ngày tràn ngập niềm vui sống.

Đàn bà đẹp, thành công và làm thơ, ấy là một đóa hoa hương sắc. Thư dẫn dụ người đọc vào thế giới của chị. Những chặng đường chị đã qua đều là ao ước của nhiều người. Không giữ làm của riêng, Thư trải bày trên trang thơ. Một tự sự thơ đầy trữ lượng cảm xúc.

Ban mai anh 2

Sau những cung đường xanh, thơ Thư lắng vào Gương mặt trăng càng xa càng nhớ. Ở phần này, Thư kích hoạt trí tưởng của tôi bằng một từ lạ miêng miêng. Thư cất giấu miền đàn bà ẩm ướt qua một nín thở, một lặng yên phập phồng:

“Nín thở ngắm màu thu mỏng tang đôi cánh

Lặng yên nghe hơi thở mùa phập phồng sau làn áo

Nắng sắp tắt rồi hãy để chuồn chuồn bay đi

Mơ hồ bước chân tuổi thơ đậu khẽ

Trong vắt trăng lên”

Rồi từ đó trăng theo gót đàn bà trung niên. Khi là một vùng vụng dại như Hoa cúc vàng đêm thu, đơm áo em mùa cũ, khêu làn thơm ngây dại. Mãi mai sau, hương ấy vẫn lay động cả một trời ký ức. Lúc lại trăng rớt xuống hồ, khiến biêng biêng màu mắt ai nhuộm đến tím anh. Đêm màu tím, lời ước thề không phôi phai. Thư nhuốm thơ trong màu huyễn tưởng. Khiến ai đó chạm thơ Thư, chạm nụ cười Thư, đã lạc vào cung đường mê mải, những vấp ngã dịu êm. Thư có một va chạm rất đàn bà, không phải là những thiêu rụi mà châm vào não bộ cảm thức dịu dàng.

“Độc ẩm sen trà hồ Tây sương mai

Dòng thời gian ngưng đọng nụ cười bách diệp

Hồi sinh anh- quãng thanh xuân đắm say nông nổi

Bí ẩn khởi tạo nguồn năng lượng ngày mới

Trong vương quốc nụ cười. Anh lạc phía nào cũng vấp dịu êm”

Có một vòm trời cổ tích với những trò chơi tuổi dại hiển hiện trong gian nhà vách đất, lời mẹ ru, triền đê hoa níu bàn chân, cánh diều bay lên giấc mơ trong veo. Và người nối dài giấc mơ hoa ấy, không ai khác, là mẹ. Thư thương vai mẹ gầy rạ rơm bữa lưng bữa vực để thắp lên con chữ trên trang giáo án đơn sơ. Thơ chị đánh thức cả một thời gian khó, tảo tần vóc mẹ.

“Mẹ gánh tuổi thơ con

Đôi quang rạ rơm thôn nữ ngày mùa thơm trang giáo án

Một ngày rời những ánh mắt thơ ngây lớp học i tờ

Mẹ tảo tần bán - mua thành thị

Con lớn theo tháng ngày mẹ gồng mình cơm áo nhà ta”.

Những nếp thời gian đầy dần từ tình yêu cha mẹ, quê hương. Thời gian đổ bóng, từng giọt rơi rơi để hiện lên những vết nứt. Cứ thế, Thư kể, tả, xúc cảm trong như một bắt đầu, cuộn đỏ phù sa bồi lở, non nớt tiếng con trong cơn xé rách mình vượt cạn của mẹ, từng thời gian gội trắng phau phau mái tóc song thân. Ai trong chúng ta lớn khôn mà tâm hồn không khắc khoải vết cứa quá khứ?

“Đổ xuống tôi một khúc sông xưa

Vĩnh Trà thương yêu neo đậu bến bờ niên thiếu

Cầu Đổ oằn mình nghiêng vai gánh nặng

Gấp nhịp phận người rủi- may

Rưng rưng tôi về. Ký ức đổ lòng tay…”

Nhớ xưa là về trong rưng rưng. Thương mùa qua, Thư yêu nhớ những gì đã làm nên chị.

Lỡ một ngày vì yêu ngộp thở, cuối cùng Thư trở về câu chuyện muôn thuở - tình yêu. Đó là một liều thuốc đắng nhưng chẳng ai có đủ can đảm để chối từ. Chị lo mình sẽ chết ngộp trong yêu. Thư bắt đầu cuộc yêu vào mùa sinh sôi. Tháng Giêng buông một lời yêu, xuân thì phong nhiêu.

“Tháng Giêng dạt dào hoa cỏ

Mưa xuân lắc rắc gọi mời

Những ký tự lấm tấm rơi

Mùa và anh nồng nàn câu chữ

Sau ẩn dụ ngôn từ dấu ba chấm rưng rưng…”

Tình yêu trong Thư là những đóa hoa, kiêu hãnh như loa kèn, trinh khiết sen, mãnh liệt cỏ, giản dị cúc, miên trường dạ hương, tròn đầy nguyệt quế. Thơ chị có những vùng yêu ngộp thở: “Bung biêng hoa cỏ/ Ngả nghiêng cơn gió/ Lay tôi. Lay ráng chiều. Lịm. Rơi”. Những câu đơn đặc biệt đi liền với nhau gợi dẫn miền liên tưởng phóng khoáng.

Và cũng như bao đàn bà khác, Thư khao khát được kéo dài thanh tân để uống trọn những cơn yêu. Và trong tim nàng thơ, tình yêu thanh tân như khúc xuân thì nồng nàn.

“Mình thong dong sóng đôi Lục Thủy chiều xuân

Sóng hồ nhắc thì thầm thuở trước

Đã bao mùa lộc vừng thay lá

Tình em tơ nõn buổi ban đầu

Trao tay lặng yên ngỡ một thời chồi biếc”

Tập thơ như đúng tinh thần Ban mai thơm mắt nắng vừa vặn với tạng thơ của Thư. Nữ tác giả gửi những tròn đầy, sáng rỡ của mình vào chữ, chỉ vậy thôi, cũng đủ để tôi, khi gấp lại trang thơ cuối cùng, thấy còn đọng lại sự nhẹ nhõm, thảnh thơi.





Powered by Go 88 nét @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by站群 © 2013-2024