Ngoài chiếc F/A-18F bị bắn rơi, tàu tuần dương USS Gettysburg còn phóng đạn nhằm vào tiêm kích thứ hai và suýt hạ mục tiêu này rạng sáng 22/12. Fox News hôm 24/12 dẫn lời nguồn tin giấu tên am hiểu tình hình cho biết tàu tuần dương USS Gettysburg đã "suýt hạ thêm một tiêm kích F/A-18 Super Hornet", không lâu sau khi bắn nhầm chiếc F/A-18F đầu tiên vào rạng sáng 22/12. "Chiếc Super Hornet bay sau phi cơ bị bắn hạ chỉ vài km và đang chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Harry S. Truman. Tổ lái phải cơ động liên tục để tránh tên lửa phòng không do USS Gettysburg khai hỏa, khoảng cách gần nhất giữa quả đạn và máy bay là khoảng 30 m", nguồn tin cho hay. Một quan chức hải quân Mỹ xác nhận tuần dương hạm đã phóng hai tên lửa phòng không tầm xa SM-2 trong sự việc. "Hải quân Mỹ đang điều tra xem quả đạn có nhắm vào tiêm kích Super Hornet thứ hai hay không, cũng như liệu kíp phòng không trên tuần dương hạm có tắt hệ thống dẫn đường để ngăn nó bắn trúng mục tiêu hay không", người này cho hay. USS Gettysburg di chuyển ở Trung Đông hôm 16/12. Ảnh: US Navy Đây là lần đầu quan chức Mỹ đề cập thông tin USS Gettysburg phóng hai quả đạn SM-2 và suýt bắn rơi thêm một tiêm kích Super Hornet. Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), 777taya link download đơn vị đặc trách hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông, larong kulay jili trước đó chỉ thông báo một chiếc F/A-18F bị tàu chiến bắn nhầm sau khi cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman. Nguồn tin bác bỏ thông tin của CENTCOM và khẳng định chiếc F/A-18F bị bắn rơi trong lúc hạ cánh xuống tàu sân bay,www.90 jili.com logingo88.vin app sau khi làm nhiệm vụ tiếp dầu cho các chiến đấu cơ không kích mục tiêu Houthi tại Yemen. "Phi cơ ở cách tàu sân bay khoảng 16 km vào thời điểm xảy ra sự việc. Tổ lái phát hiện ra tên lửa đang bám bắt họ và lao đến với tốc độ cao nên đã phóng ghế thoát hiểm khỏi máy bay chỉ ba giây trước khi quả đạn bắn trúng đích", Jilievo nguồn tin cho biết. Hải quân Mỹ chưa bình luận về những thông tin này. Lực lượng Mỹ đã triển khai các đợt không kích nhằm vào một kho tên lửa và sở chỉ huy của Houthi tại Yemen vài giờ trước khi xảy ra vụ bắn nhầm. Nhóm vũ trang Houthi khi đó cũng phóng một số máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa hành trình diệt hạm nhằm vào nhóm chiến hạm Mỹ, ez jili code yếu tố được cho là góp phần dẫn tới sự việc bắn nhầm đồng đội của tuần dương hạm Gettysburg. Chưa có đợt không kích nào được Mỹ tiến hành kể từ đó tới nay. Khu vực lực lượng Houthi kiểm soát. Đồ họa: AFP Bradley Martin, cựu đại tá hải quân Mỹ từng phụ trách tác chiến trên biển, nhận định các vụ bắn nhầm "luôn có nguy cơ xảy ra trong môi trường tác chiến phức tạp và thay đổi nhanh chóng". "Khí tài hai bên có thể cùng hiện diện trong khu vực giao chiến, còn hệ thống nhận dạng địch - ta (IFF) gặp trục trặc. Thủy thủ đoàn USS Gettysburg khi đó rất có thể đã nhầm lẫn tiêm kích F/A-18F với mối đe dọa nhằm vào nhóm tác chiến tàu sân bay", Martin giải thích. Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, Fox News) |